spot_img

Chư Tăng chùa Vạn Phúc khai pháp an cư PL2565

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện sự chỉ đạo về tổ chức An cư kiết hạ của Trung ương giáo hội và BTS PG TP. Hà Nội, chư Tăng chùa Vạn Phúc không tổ chức tác pháp tập trung đông Tăng Ni như mọi năm, mà chỉ “an cư tại chỗ”; chư hành giả đều là những đệ tử của TT. Thích Chiếu Tuệ – Ủy viên HĐTS, Phó Ban hoằng pháp Trung ương, Trưởng Ban hoằng pháp PG TP. Hà Nội, Trụ trì chùa Vạn Phúc; gồm: 13 Tỳ Khiêu, 1 Sa Di và 1 Hình Đồng.

Tại buổi lễ, chư Tăng được lắng nghe HT. Thích Bảo Nghiêm – Trưởng Ban hoằng pháp Trung ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Hà Nội quang lâm giảng dạy về “tựa sách Vân Thê Cộng Trụ Quy Ước, dạy về phép tắc quy ước của tùng lâm”.

Quy ước không phải Phật chế trong luật, nhưng mà quy ước với nhau do Tổ chế ra; đặc biệt ở đây là bản chế của Tổ Vân Thê. Tổ Vân Thê là một trong những vị cao Tăng đời nhà Thanh (Trung Hoa), Tổ đã chế ra bộ Quy ước để cùng nhau quy định, hay nói cách khác là những quy củ được tập hợp lại cùng nhau thực hiện.

“Bản quy ước này được dịch ra bởi TT. Thích Tiến Đạt – Trụ trì chùa Đại Từ Ân, một trong những vị Tăng đương thời có dịch và trước tác biên soạn nhiều Kinh sách Phật giáo. Bộ Phật thuyết Nhân Duyên Tăng Hộ Kinh gọi tắt là Kinh Tăng Hộ. Bộ quy ước này còn có nguồn gốc là của Tổ Thanh Chí (pháp húy là Chiếu Chí) là Tổ sư của Tông môn chúng ta” – Hòa thượng cho biết.

Nhân đây, HT. Thích Bảo Nghiêm cũng tán thán công hạnh tu hành của TT. Thích Chiếu Tuệ và đại chúng. Đồng thời khuyến tấn chư hành giả tinh tấn tu tập, xây dựng Tăng đoàn ngày một hưng thịnh.

An cư kiết hạ là phương pháp xây dựng cộng đồng chư Tăng Ni để tiến lên thành tựu bậc Giác ngộ, làm cho mọi người được sống an vui, hạnh phúc đúng theo tinh thần Từ bi – Trí tuệ, rèn luyện bản thân để thành tựu Giới – Định – Tuệ; an cư kiết hạ còn là phương tiện thắng duyên, triển khai năng lượng của người tu sĩ để sống hòa hợp, đoàn kết, củng cố Tăng già, phát huy chính pháp, lợi lạc quần sinh. Tất cả những điều ấy cũng đều nhằm mục đích truyền trì mạng mạch Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai, giữ gìn giới luật để trang nghiêm Giáo hội, tăng trưởng đạo hạnh cho mỗi hành giả trong sự nghiệp Hoằng pháp lợi sinh.

Duy Lyhttps://truyenngan.net
Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp.

Bài viết liên quan

spot_img

Bài viết mới