spot_img

Ngày trưởng tịnh trong mùa an cư tại chùa Bằng

Sáng ngày 14 tháng 05 năm Tân Sửu, tức ngày 23/6/2021, ngay từ 5h30 sáng đại chúng đã vân tập về giới trường chùa Bằng để làm lễ bá tát, tuyên đọc giới Kinh. Bố-tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp của hành giả tu hành, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thân huệ mạng, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh.

Sau phần tiền phương tiện, các vị Sa di theo thứ tự đi vào Giới trường để nghe lại 10 giới Sa di. Sa di thường được dịch là tức từTức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị Bồ Tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở; và cũng có nghĩa là cầu tịch, nghĩa là mong cầu đạt đến quả vị Niết bàn, chấm dứt mọi vọng tưởng, vọng động, phiền não và khổ đau.

Sau khi các vị Sa di tuần tự đi ra ngoài, đại chúng cung thỉnh Tỷ khiêu cửu trú đạo hiệu Bảo Nghiêm tuyên đọc Tỷ Khiêu giới Kinh.

Thiết nghĩ, muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Cho nên, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ. Vì vậy, Giới luật còn được trì tụng rộng rãi, các đệ tử của Đấng Giác ngộ còn tinh tấn thực hành những di huấn cao quý, thì đó là bằng chứng hưng thịnh của Tăng bảo và Chánh pháp đang được xương minh tốt đẹp.

Để lễ Bố-tát của chư Tăng được trang nghiêm thanh tịnh. Trước đó, vào sáng 13, đại chúng vân tập về Chính điện để làm lễ sám nguyện, gột sạch thân tâm. Đồng thời, để trang nghiêm đất Phật, trú xứ luôn an tịnh, vào lúc sáng sớm, các Phật tử trong làng rủ nhau quét dọn, bao sái với tâm nguyện trang nghiêm tố hảo chốn già lam, tạo phúc cho con cháu, và nhất là được hưởng không cảnh an lành và thanh khiết của chốn thiền môn giữa những bộn bề lao xao của kiếp người.

Duy Lyhttps://truyenngan.net
Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp.

Bài viết liên quan

spot_img

Bài viết mới